Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tại Việt Nam

Trong thế giới hiện đại, bản quyền tác giả đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển văn hóa cũng như kinh tế. Sự xuất hiện và phát triển của công nghệ số đã giúp cho việc phổ biến và phân phối tác phẩm đến với công chúng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, mang đến cho tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.

Song bên cạnh đó, họ cũng gặp không ít những thách thức liên quan đến hành vi xâm phạm bản quyền, đặc biệt là bản quyền tác giả lại dễ dàng bị đánh cắp trong môi trường internet như hiện nay.

1. Xử lý xâm phạm bản quyền được thực hiện bởi cơ quan nào?

Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan như Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, UBND các cấp đều có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

2. Các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền

Về các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền, điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể hành vi có thể bị xử lý dân sự, hành chính hoặc thậm chí là hình sự. Trong những trường hợp cần thiết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định.

Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự sẽ được áp dụng khi chủ sở hữu tài sản trí tuệ nộp đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải quyết, xử lý hành vi xâm phạm bản quyền.

Theo quy định tại Điều 202 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH, đối tượng xâm phạm bản quyền trong trường hợp xử lý dân sự sẽ phải:

  • – Chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • – Xin lỗi công khai.
  • – Thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • – Bồi thường thiệt hại.
  • – Tiêu hủy hoặc buộc phân phối hay đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền, lợi ích của chủ sở hữu.

Các biện pháp hành chính

Điều 211 luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định, các hành vi sau sẽ bị xử phạt hành chính:

  • – Gây hại đến con người và xã hội.
  • – Tiếp tục hành vi xâm phạm bản quyền dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
  • – Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển sản phẩm giả mạo hoặc yêu cầu người khác thực hiện hành vi này.

Biện pháp hình sự

Đối tượng có hành vi xâm phạm bản quyền hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự nếu những hành vi này thỏa mãn các yếu tố cấu thành nên tội phạm. Các cơ quan chức năng sẽ thực hiện khởi tố vụ án, điều tra, truy tố và xét xử nếu nhận thấy các dấu hiệu vi phạm.

Điều 225 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định về vấn đề này như sau: xử lý hình sự với những đối tượng cố ý thực hiện một trong các hành vi sau khi chưa được phép của tác giả, chủ sở hữu bản quyền:

  • – Sao chép tác phẩm.
  • – Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm.

Đồng thời thu lợi bất chính từ hành vi trên từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự.

3.  Dịch vụ hỗ trợ xử lý xâm phạm bản quyền IBIA

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu chuyên sâu về bản quyền và sở hữu trí tuệ từ Cục sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, chúng tôi có đủ năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ khách hàng:

  • – Nghiên cứu tình trạng pháp lý và đề xuất giải pháp liên quan đến xử lý hạn xâm phạm bản quyền.
  • – Tư vấn, đại diện thực hiện xử lý hành vi xâm phạm bản quyền bằng các biện pháp phù hợp.
  • – Giải quyết các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn..