Kiểu dáng công nghiệp – bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho cá nhân, doanh nghiệp

Ngày nay, để tăng khả năng cạnh tranh và bảo vệ thương hiệu, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là điều rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế có nhiều đơn vị vừa và nhỏ vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Nhìn chung, sở hữu trí tuệ tại nước ta vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực.

1. Hiểu thêm về kiểu dáng công nghiệp

Khoản 13 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về khái niệm kiểu dáng công nghiệp, cụ thể: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Trong khi đó, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhận định: “Kiểu dáng công nghiệp là các khía cạnh mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Chiều sáng có thể bao gồm các khía cạnh ba chiều, ví dụ như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm, hoặc các khía cạnh hai chiều, ví dụ như hoa văn, đường nét hoặc màu sắc”.

Sản phẩm ở đây có thể bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, có thể là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện hoặc các bộ phận dùng để lắp ráp, cấu thành nên các sản phẩm hoàn chỉnh.

Như vậy, khái niệm về kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam khá giống với định nghĩa mà WIPO đưa ra. Hiểu một cách đơn giản nghĩa là đối tượng bảo hộ trong kiểu dáng công nghiệp chính là hình thức bên ngoài của sản phẩm, không liên quan đến các vấn đề kỹ thuật hay chức năng.

2.  Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong trường hợp nào?

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ chỉ được chấp thuận nếu kiểu dáng công nghiệp đáp ứng được đầy đủ các điều kiện dưới đây:

  • – Tính mới: Tức là kiểu dáng công nghiệp đó phải khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn.
  • – Tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có tính sáng tạo nếu so sánh với các kiểu dáng công nghiệp hiện hành, nó sẽ không thể được tạo ra một cách dễ dàng bởi những người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực đó.
  • – Có khả năng ứng dụng công nghiệp: điều kiện này sẽ được thông qua nếu kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3.  Những đối tượng bị từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • – Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được hình thành do yêu cầu bắt buộc liên quan đến yếu tố kỹ thuật.
  • – Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • – Hình dáng của sản phẩm không thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • – Đối tượng vi phạm đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho Quốc phòng, an ninh quốc gia.

4.  Dịch vụ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp IBIA bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho khách hàng

Với năng lực chuyên môn cao, IBIA cam kết là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp mang đến sự an tâm cho quý khách hàng. Sử dụng dịch vụ tại IBIA, quý khách sẽ nhận được:

  • – Tư vấn nhanh chóng, chính xác và toàn diện.
  • – Tối đa hóa quyền và lợi ích hợp pháp.
  • – Bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • – Tối ưu chi phí và thời gian.
  • – Quy trình làm việc chuyên nghiệp, tận tâm.

Khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ hãy liên hệ IBIA ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.