Cùng IBIA tham khảo thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu và những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu nhé

Lưu ý về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu (thương hiệu; logo)

Phạm vi bài viết này tư vấn cho khách hàng về thủ tục chuyển nhượng với những khách hàng đã đăng ký độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) và được cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền.

Ví dụ: TOYOTA có nhãn hiệu Vios cho dòng xe ô tô và không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu này và muốn chuyển quyền sở hữu cho chủ sở hữu khác.

1. Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng (Theo mẫu 01-HĐCN ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)

– Giấy ủy quyền 

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

– Bản gốc giấy chứng nhận nhãn hiệu.

 2. Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại đâu?

Hồ sơ đăng ký ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Thời gian thực hiện: Thời gian chuyển nhượng theo quy định của pháp luật là 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế do số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhiều nên thời gian thông thường kéo dài từ 03-04 tháng.

3. Dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu của IBIA

Công ty Luật Hoàng Phi là một đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép là Tổ chức đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp. Khi tiến hành thực hiện công việc đại diện, chúng tôi sẽ  tư vấn cho khách hàng những vấn đề sau đây:

Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

– Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về việc chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc chuyển nhượng

– Tư vấn cho khách hàng về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

– Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng

– Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Trao đổi với chuyên viên về hồ sơ và cập nhật tình hình xử lý hồ sơ tới khách hàng

– Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận nội dung chuyển nhượng

– Thông báo và gửi lại cho khách hàng giấy chứng nhận

– Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc

4. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?

Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là loại hợp đồng dân sự, chính vì vậy nó có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Sự thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản làm rõ được mục đích của hợp đồng đó là chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu đó cho chủ thể khác

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ đăng kí nhãn hiệu chuyển nhượng, chúng tôi sẽ cung cấp mẫu hợp đồng để khách hàng sử dụng và tham khảo.